Tổng hợp những điều cần biết về ung thư da

Ung thư da là một trong những mối lo ngại của nhiều người. Việc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chủ yếu gây nên căn bệnh này. Theo một số thống kê, tỷ lệ mắc ung thư da cao hơn ở người da trắng, người già, và số lượng nam giới bị nhiều hơn phái nữ. Để có cái nhìn rõ nét hơn về loại ung thư này, bạn hãy cùng Organika tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!

1. Ung thư da là gì? 

Theo các chuyên gia ung thư da thuộc vào nhóm ung thư dễ gặp và việc chẩn đoán khá đơn giản. Ung thư da (không bao gồm ung thư hắc tố), được hiểu ngắn gọn là những loại ung thư xuất phát từ biểu mô che phủ bề mặt bên ngoài của cơ thể, nó cũng bao gồm hàng loạt lớp tế bào. 

Cụ thể, nếu lớp tế bào đáy bị tổn thương sẽ gây ra ung thư tế bào đáy. Tương tự, nếu lớp tế bào vảy gặp bất thường nó sẽ dẫn đến ung thư biểu mô vảy. Thêm vào đó, một số tuyến trên cơ thể như tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn khi gặp vấn đề cũng kéo theo ung thư tuyến mồ hôi, bã nhờn,… 

Tỷ lệ mắc ung thư da ngày càng gia tăng và trẻ hóa
Tỷ lệ mắc ung thư da ngày càng gia tăng và trẻ hóa

Ung thư da đa phần hình thành ở vị trí bề mặt da hở, tập trung nhiều nhất ở vùng đầu, cổ và mặt với tỉ lệ 90%. Những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư da cao phải kể đến: Người da trắng, nhóm người tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím, nhóm người tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, nhóm người có hệ miễn dịch suy yếu,… 

2. Từ A đến Z những nguyên nhân dẫn đến ung thư da

2.1. Da tiếp xúc trực tiếp tia cực tím

Bức xạ cực tím được xem là nguồn cội dẫn đến ung thư da. Nó xuất phát từ ánh nắng mặt trời, một số loại đèn phát tia tử ngoại,… Những vùng da trên cơ thể nếu tiếp xúc với tia nắng mặt trời trong nhiều ngày liền, với cường độ mạnh thì nguy cơ bị ung thư da rất cao. Do đó, ung thư da vì tia cực tím phần lớn gặp ở nhóm đối tượng thường xuyên làm việc ngoài trời chẳng hạn như: Nông dân, xe ôm, xây dựng,… 

2.2. Một số hội chứng gia đình

Có thể bạn chưa biết, một số hội chứng di truyền trong gia đình được xem là yếu tố làm gia tăng tỷ lệ mắc ung thư da, điển hình như: Hội chứng tế bào đáy nơ – vi, hội chứng Gardner, hội chứng Torres và đặc biệt là bệnh xơ da nhiễm sắc. Nó sẽ gây nên sự tăng cảm tiếp xúc với tia cực tím, người bệnh có nguy cơ mắc ung thư da trước giai đoạn 20 tuổi. Do đó để hạn chế tối đa tỷ lệ mắc bệnh, cần trang bị các phương pháp bảo vệ làn da khỏi bức xạ mặt trời. 

Yếu tố hàng đầu dẫn đến ung thư da là ánh nắng mặt trời
Yếu tố hàng đầu dẫn đến ung thư da là ánh nắng mặt trời

2.3 Bệnh nhân mắc các bệnh lý về da từ trước

Ung thư da xuất hiện nhiều hơn ở những đối tượng đã bị một số căn bệnh về da tồn tại, chẳng hạn như: 

– Bệnh dày sừng quang hóa: Các thống kê khoa học đã chỉ ra rằng có đến 1 – 20% số người mắc căn bệnh này đã chuyển thành ung thư da sau đó. 

– Bệnh Bowen: Tỷ lệ chuyển hóa thành ung thư da chiếm khoảng 3 đến 5%, có biểu hiện là những vết ban đỏ và chủ yếu là người lớn tuổi. 

– Tàn nhang: Thường gặp ở người da trắng, cơ thể có vết nám và tàn nhang thì đồng nghĩa nguy cơ mắc ung thư da cao hơn nhóm người còn lại.

– Viêm da, chấn thương da: Từ vùng da bị tổn thương trước đó vì bỏng, vết xăm, sưng viêm,… ung thư da có thể phát triển từ đó và lan rộng dần. 

2.4 Tiếp xúc với hóa chất độc hại

Khảo sát trên các bệnh nhân ung thư da, trong đó có nhiều trường hợp bề mặt da tiếp xúc thường xuyên với những hóa chất gây ung thư như: Nhựa đường, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, dầu nhờn,… 

Nhóm đối tượng thường xuyên tiếp xúc với hóa chất có nguy cơ bị ung thư da cao
Nhóm đối tượng thường xuyên tiếp xúc với hóa chất có nguy cơ bị ung thư da cao

3. Ung thư da có những triệu chứng gì? 

Ung thư da được chia thành nhiều loại, và tùy vào từng loại mà chúng sẽ có những biểu hiện khác nhau. Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn tổng hợp một số triệu chứng điển hình từ 2 loại ung thư da hay gặp nhất:

– Ung thư da biểu mô tế bào đáy: Giai đoạn đầu bệnh xuất hiện các vết loét, chúng thường được tạo thành từ mụn cơm, nốt ruồi hoặc các nốt xơ da do nhiễm sắc. Những vết loét này tiến triển tương đối chậm, ít xâm lấn sâu. Tuy nhiên, một số bệnh nhân được ghi nhận vết loét sâu gây lộ xương mặt, đôi khi là bội nhiễm, nề đỏ vùng da xung quanh. 

Ung thư da sẽ biểu hiện với nhiều triệu chứng giúp người bệnh dễ phát hiện
Ung thư da sẽ biểu hiện với nhiều triệu chứng giúp người bệnh dễ phát hiện

– Ung thư da biểu mô tế bào vảy: Đa phần xuất hiện ở vùng da đầu, chúng xuất phát từ các vết sẹo cũ, sẹo bỏng. Hình thành khối u sùi, khi bị tác động rất dễ chảy máu, chúng phát triển nhanh, tồi tệ hơn là có thể xâm lấn vào xương sọ và di căn sang nhiều vùng khác. 

4. Gợi ý cách phòng ung thư da hiệu quả

Ung thư da gây nhiều bất tiện cho người bệnh, ảnh hưởng đến lớn sức khỏe, khiến bệnh nhân trở nên tự ti, mặc cảm, đặc biệt là khi giao tiếp. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy chủ động phòng ngừa căn bệnh này ngay từ đầu:

– Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với tia nắng mặt trời, nhất là khung giờ từ 10 giờ đến 16 giờ mỗi ngày.

– Với những ai có tính chất công việc phải làm ngoài trời, cần trang bị đầy đủ các vật dụng chống nắng, bảo hộ như: Mũ, váy chống nắng, mặc quần áo dài, mang áo khoác,… 

– Hạn chế thực hiện những phương pháp tắm trắng, vì chúng có thể làm mất đi lớp sừng trên bề mặt da, từ đó tế bào da non dễ dàng bị “ăn nắng”, làn da dễ tổn thương.

– Những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư da cao nên ưu tiên sử dụng quần áo tối màu và được làm từ các chất liệu tự nhiên, chúng sẽ góp phần bảo vệ làn da tốt hơn.

Để phòng tránh tổn thương bề mặt da bạn cần bảo vệ làn da trước ánh nắng
Để phòng tránh tổn thương bề mặt da bạn cần bảo vệ làn da trước ánh nắng

– Trong trường hợp phải tiếp xúc với hóa chất độc hại, bạn cần tuân thủ các bước vệ sinh an toàn lao động, chuẩn bị đầy đủ găng tay, ủng, quần áo bảo vệ chuyên dụng, mặt nạ, kính.

– Hằng ngày cần vệ sinh là da sạch sẽ, để loại bỏ hết bụi bẩn cũng như điều trị tốt các vùng da viêm nhiễm. 

– Khi phát hiện bề mặt da có những triệu chứng bất thường, bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. 

Bài viết trên nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về bệnh ung thư da. Để từ đó, bạn có cách phòng ngừa hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, để góp phần nâng cao sức khỏe, bạn và gia đình nên tạo thói quen luyện tập thể dục và chơi thể thao mỗi ngày. Đặc biệt, chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, để chắc chắn rằng tình trạng sức khỏe của bạn vẫn ổn định. Cảm ơn độc giả đã theo dõi bài viết!