Vì sao càng lớn tuổi càng khó ngủ và ngủ không sâu giấc?
Giấc ngủ là hoạt động sinh lý thiết yếu của con người. Song, càng lớn tuổi, giấc ngủ lại trở thành “một bài toán nan giải”. Nhiều người còn đùa vui rằng, giấc ngủ ngon chính là “xa xỉ phẩm” đối với họ. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, đã đặt lưng xuống giường nhưng cũng tài nào chợp mắt được. Tình trạng khó ngủ và ngủ không sâu giấc lâu ngày tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.
Vì sao càng lớn tuổi càng khó ngủ?
Rối loạn giấc ngủ ở người lớn tuổi thường biểu hiện qua việc khó đi vào giấc ngủ và ngủ không sâu. Vậy, những nguyên nhân nào khiến giấc ngủ bị chập chờn và khó khăn đến thế?
Quá trình lão hóa đang âm thầm diễn ra trong cơ thể
- Nồng độ hormone melatonin thay đổi theo tuổi tác là nguyên nhân chính khiến người lớn tuổi khó ngủ hơn. Hormone melatonin (hormone bóng đêm) được sản sinh vào ban đêm và có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể. Tuổi tác tăng cao, khả năng sản sinh melatonin giảm sút đáng kể, dẫn đến mất ngủ, ngủ chập chờn.
- Thời kỳ mãn kinh thường đi kèm với những biến đổi nội tiết nữ. Phụ nữ tuổi trung niên dễ bị đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm.
Do các bệnh lý
- Bệnh lý tim mạch, huyết áp, hen suyễn khiến người bệnh khó thở, tỉnh giấc đột ngột.
- Bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh: Alzheimer, Parkinson, trầm cảm,…gây lo lắng, bồn chồn, khó ngủ về đêm.
- Những cơn đau nhức xương khớp gây khó ngủ
- Tiểu đường: Phì đại tuyến tiền liệt khiến tiểu đêm diễn ra thường xuyên, làm gián đoạn giấc ngủ
Thói quen sống chưa lành mạnh
- Ít vận động, luyện tập thể dục
- Sử dụng nhiều các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá…
- Tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh.
- Thường xuyên ăn đồ dầu mỡ, khó tiêu, cay nóng gây áp lực cho dạ dày.
Rối loạn giấc ngủ là một tình trạng phổ biến, có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả yếu tố tâm lý và sinh lý. Tuy nhiên, với sự đa dạng của các phương pháp điều trị mất ngủ, người bệnh hoàn toàn có thể tìm ra giải pháp phù hợp để cải thiện tình trạng này.
Cơ thể sẽ như thế nào nếu không ngủ đủ giấc?
Một giấc ngủ ngon, trọn vẹn thường kéo dài khoảng 8 tiếng. Giấc ngủ sâu và không bị tác động bởi bất kỳ điều gì. Khi còn trẻ, Khi còn trẻ, ta dễ dàng chìm vào giấc ngủ sau một ngày dài hoạt động. Nhắm mắt, mở mắt là tới sáng. Nhưng rồi, thời gian trôi qua, chẳng hiểu sao càng lớn lại càng khó ngủ đến vậy. Đặc biệt với người lớn tuổi. Giấc ngủ sâu, không mộng mị, không bị gián đoạn là điều khó khăn. Đêm đến, nằm trên giường, tâm trí cứ vòng vo, khó lòng chìm vào giấc ngủ. Thậm chí, khó lắm mới chợp mắt được lại bị đánh thức bởi những tiếng động nhỏ, ánh sáng lọt vào phòng hay những cơn đau nhức. Cứ như vậy, mỗi đêm lại liên tục bị giật mình tỉnh giấc vài ba lần. Chất lượng giấc ngủ giảm sút đáng kể.
Giấc ngủ ngon như một liều thuốc thần kỳ giúp cơ thể hồi phục và tái tạo năng lượng. Người ngủ đủ giấc thường cảm thấy khỏe mạnh, tập trung tốt hơn vào hôm sau. Nhờ đó, công việc, học tập cũng hiệu quả hơn.
Ngược lại, thiếu ngủ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như mệt mỏi, suy nhược cơ thể, giảm khả năng tập trung, dễ cáu gắt. Ngoài ra, hệ miễn dịch cũng suy yếu, mở đường cho các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, trầm cảm, sa sút trí tuệ,… Đặc biệt, những người có bệnh nền có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Cải thiện tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ
Điều trị mất ngủ cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Nhiều người sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ của bác sĩ hoặc và sử dụng thuốc ngủ theo chỉ định. Ngoài ra hãy thử thêm các cải thiện tình trạng mất ngủ tại nhà sau:
- Chọn không gian ngủ sạch, thoáng mát, sạch sẽ, tránh ô nhiễm tiếng ồn.
- Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, yoga, thiền giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, đặc biệt vào buổi tối. Thay vào đó, hãy bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và các loại hạt.
- Từ bỏ các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá. Đặc biệt không nên uống cà phê, trà đặc vào buổi tối
- Thực hiện các phương pháp trị liệu như xoa bóp, ngâm chân thảo mộc để thư giãn, hỗ trợ giấc ngủ.
- Một số loại nước uống hỗ trợ điều trị mất ngủ như: Trà hoa cúc, nước dừa tươi, trà bạc hà, sữa ấm,….
- Cân bằng công việc và nghỉ ngơi, quản lý căng thẳng.
Xem thêm: Viên uống cải thiện tình trạng mất ngủ Organika Bedtime
Thật ra, khó ngủ và ngủ không sâu giấc là vấn đề mà mọi lứa tuổi đều có thể gặp phải. Tuy nhiên, ở người lớn tuổi có bệnh lý nền, khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Đừng để cơn lờ đờ, uể oải do thiếu ngủ là cản trở ngày mới bắt đầu nhé.