Bệnh loãng xương có chữa được không? Hiểu đúng về việc uống canxi trị loãng xương
Loãng xương là một bệnh lý xương phổ biến, ảnh hưởng đến mật độ và cấu trúc của xương. Căn bệnh ảnh hưởng đến hệ xương, khiến xương trở nên giòn và dễ gãy hơn. Câu hỏi được đặt ra là: Bệnh loãng xương có chữa được không? Organika Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé!
Nguy cơ loãng xương ở người trẻ tuổi
Loãng xương thường là mối lo ngại của người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh. Tuy nhiên, những năm gần đây, tình trạng này có xu hướng trẻ hóa đáng báo động. Bệnh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của giới trẻ. Điều này đặt ra thách thức lớn trong việc phòng ngừa loãng xương hiệu quả và kiểm soát bệnh.
Với bệnh loãng xương ở người trẻ, điều quan trọng là cần phải xác định được các căn nguyên chín. Bệnh loãng xương ở người trẻ thường là loãng xương thứ phát. Khác với loãng xương nguyên phát do lão hóa. Loãng xương ở người trẻ thường do các yếu tố khác như: rối loạn nội tiết tố, thiếu hụt canxi và vitamin D, lười vận động, thói quen không lành mạnh,… Một số triệu chứng như đau nhức kéo dài, cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, đổ mồ hôi,… Loãng xương có thể gây đau đớn, giảm khả năng vận động, thậm chí là gây biến dạng. Đã bị loãng xương thì dù chỉ va chạm nhẹ, thậm chí có thể gãy xương ngay cả khi vận động nhẹ. Người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ tàn tật suốt đời và tử vong.

Bệnh ở người trẻ tuổi thường dễ điều trị hơn so với loãng xương ở người lớn. Ở người trẻ, quá trình tạo xương diễn ra mạnh mẽ hơn. Nhờ đó, cơ thể có khả năng phục hồi mật độ xương sau khi điều trị hiệu quả hơn. Việc xây dựng một hệ xương khỏe mạnh từ khi còn trẻ rất quan trọng trong việc hạn chế các biến chứng nguy hiểm về sau.
Bệnh loãng xương có chữa được không?
Trên thực tế, loãng xương là một bệnh lý mãn tính và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Song, kiểm soát tình trạng và cải thiện sức khỏe xương khớp hoàn toàn có thể. Rất khó để xác định được thời điểm bị loãng xương vì bệnh diễn ra âm thầm cho đến khi xương bị gãy.

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khỏe, mức độ loãng xương của mỗi người.
Để kiểm soát loãng xương, người bệnh cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể dục khoa học. Đặc biệt là ưu tiên các nhóm thực phẩm giàu canxi và vitamin. Những thực phẩm chống loãng xương bao gồm sữa và sản phẩm từ sữa, cá, rau xanh lá đậm. Người mắc bệnh lo ngại việc xương bị gãy nên thường né tránh tập thể dục. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị người mắc loãng xương nên tập thể dục. Luyện tập đúng làm giảm nguy cơ rạn nứt xương. Tốc độ hủy xương từ đó diễn ra chậm hơn. Người bệnh nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga. Các bài tập giúp nâng cao độ linh hoạt và cân bằng cơ thể. Đồng thời, loãng xương nên tránh các bài tập cường độ cao như chạy, nhảy, boxing, gập bụng.
Đối với tình trạng nghiêm trọng, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ. Từ đó tìm ra nguy cơ gây giảm mật độ xương, cũng như phác đồ điều trị phù hợp.
Uống nhiều canxi không chữa được bệnh hoàn toàn, là do đâu?
Như đã đề cập ở trên, loãng xương là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Mọi phương pháp điều trị truyền thống hay áp dụng y học đều kiểm soát tình trạng. Phối hợp nhiều phương pháp để người bệnh có thể chung sống an yên với “bình thường mới”.

Nguyên nhân của vấn đề này không chỉ đơn giản là thiếu hụt canxi. Thiếu hụt canxi cũng chỉ là một trong những nguyên nhân chính gây loãng xương. Xương khớp cần có đủ sức đề kháng và độ bền để chống lại bệnh tật. Bổ sung canxi là điều kiện cần thiết, không phải là điều kiện đủ cho bệnh loãng xương. Dẫu vậy, nếu muốn tạo nền tảng vững vàng, người bệnh nên tham khảo viên uống canxi hữu cơ. Các viên uống này nhỏ gọn, dễ uống và hấp thụ tốt hơn. Để duy trì sức khỏe xương toàn diện, nên kết hợp với các phương pháp điều trị và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Uống canxi đầy đủ và đúng cách là điều quan trọng, đặc biệt là đối tượng bị loãng xương cao.

Ngoài canxi, các chất dinh dưỡng khác như vitamin D, Kẽm, magie cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng hệ xương. Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng hỗ trợ quá trình tái tạo mô xương.
Bài viết là câu trả lời cho thắc mắc “Bệnh loãng xương có chữa được không?”. Người bệnh đừng vì loãng xương không thể điều trị mà nản chí, bỏ cuộc. Dù không có phương pháp điều trị hoàn toàn nhưng việc sớm nhận biết và điều trị kịp thời . Bệnh nhân cần hiểu đúng về căn bệnh này và tiếp cận điều trị với tinh thần lạc quan.