Người bị gãy xương có nên ăn tôm không?
Ai cũng biết tôm là món quà quý giá từ biển cả. Loại hải sản này chứa đựng vô vàn dưỡng chất tốt cho xương. Song, đối với những người bị gãy xương, ăn tôm sẽ giúp vết thương mau lành hơn hay vô tình làm phản tác dụng? Liệu người bị gãy xương có nên ăn tôm không? Cùng Organika tìm kiếm câu trả lời nhé!
Thành phần dinh dưỡng của tôm
Muốn biết tôm có thực sự tốt cho bệnh nhân gãy xương hay không, trước tiên hãy “nghía” nhẹ sang bảng thành phần dinh dưỡng “siêu khủng” của loại hải sản này.
Tôm có giá trị dinh dưỡng cao với bảng thành phần dinh dưỡng vô cùng phong phú. Trong thành phần của tôm, protein chiếm một tỷ lệ đáng kể. Bên cạnh đó, những dưỡng chất thiết yếu khác như Omega-3, Omega-6 chính là những “viên ngọc” của biển cả cũng góp mặt đầy đủ.
Không quên nhắc đến, bộ sưu tập vitamin của tôm như vitamin A, D, C, B12 và vitamin nhóm B. Ngoài ra, tôm còn chứa nhiều khoáng chất có lợi như canxi, magie, sắt, kẽm,… Thật không quá lời khi nói rằng, tôm là món quà quý giá mà đại dương mang đến cho con người
Như vậy, với bảng thành phần ấn tượng như trên, liệu có đủ khẳng định rằng tôm là một thực phẩm tốt cho người bị gãy xương hay chưa?
Bệnh nhân bị gãy xương có nên ăn tôm không?
Sau khi đã tìm hiểu kỹ bảng thành phần, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào phân tích xem liệu tôm có thực sự là một lựa chọn tốt cho quá trình hồi phục xương gãy hay không.
Tôm là nguồn cung cấp protein và canxi dồi dào. Hai “ngôi sao sáng” giúp xương chắc khỏe. Protein trong tôm là nguyên liệu chính để xây dựng và sửa chữa các mô bị tổn thương. Đặc biệt là mô xương. Trong khi đó, hàm lượng canxi trong tôm hỗ trợ gắn kết các vết rạn gãy. Bổ sung canxi giúp tăng cường mật độ xương và mau lành vết gãy xương. Ngoài ra, nhờ omega-3 có trong tôm là axit béo không bão hòa, giúp canxi được lưu trữ ở xương tốt hơn. Đồng thời, axit béo có lợi có khả năng giảm viêm và chữa lành vết thương.
Không dừng lại ở đó, các vitamin thiết yếu A, D, C, B12 và vitamin nhóm B, giúp hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi.
Bệnh nhân bị gãy xương có nên ăn tôm không? – Có
Nhờ vào “profile” dinh dưỡng ấn tượng này, tôm xứng đáng là một trong thực phẩm cho người bị gãy xương được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Ngay cả đối với những người khỏe mạnh, bổ sung lượng canxi mỗi ngày để duy trì xương chắc khỏe, giảm nguy cơ chấn thương, dẫn đến gãy xương.
Không chỉ tôm, người bị gãy xương cũng cần bổ sung thêm vào thực đơn dinh dưỡng các loại hải sản giàu canxi mỗi bữa ăn. Bệnh nhân có thể tham khảo thêm các loại như cua biển, cá hồi, hàu, ốc,… Nhu cầu canxi của người bị gãy xương trong giai đoạn này tăng cao. Thực phẩm giàu canxi là cần thiết nhưng chưa đủ để đáp như cầu này. Do đó, bệnh nhân cần bổ sung thêm các viên uống canxi hữu cơ. Đồng thời, tích cực dưỡng thương, vật lý trị liệu để mau hồi phục
Ăn tôm thế nào để mau phục hồi xương?
Tôm tươi ngon là thức ăn tốt cho người gãy xương. Lợi ích đối với xương gãy đã được chứng minh. Song, bổ sung tôm vào chế độ ăn cần tuân thủ một số nguyên tắc:
Chế độ ăn uống của người bị gãy xương cần được lên kế hoạch tỉ mỉ. Các món ăn nhiều dầu mỡ nên hạn chế. Tôm có nguồn dinh dưỡng quý giá. Vì lẽ đó, tôm cần được chế biến khoa học để giữ nguyên hàm lượng dưỡng chất vốn có. Phương pháp chế biến sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị dinh dưỡng của thực phẩm này. Người bị gãy xương nên ưu tiên các món luộc, hấp, nấu canh,…
Người lớn khỏe mạnh chỉ nên tiêu thụ tối đa 100 gram tôm mỗi ngày. Nguyên nhân là do tôm chứa lượng cholesterol khá cao, khoảng 187mg/100g. Những người bị bệnh cholesterol cao, tim mạch, gout hoặc máu nhiễm mỡ cần cẩn trọng. Nếu tiêu thụ quá nhiều cholesterol sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Một lưu ý nhỏ, nếu gãy xương đi kèm với vết thương hở ngoài da. Bệnh nhân nên đợi vết thương khô bề mặt, lành da rồi mới ăn tôm. Bởi, tôm giàu protein sẽ khiến vết thương dễ kích ứng, đỏ rát và ngứa. Nguy cơ để lại sẹo lồi trên da rất cao.
Bài viết là câu trả lời cho câu hỏi “Người bị gãy xương có nên ăn tôm không?”. Câu trả lời là Có, thậm chí tôm còn là một “liều thuốc” tự nhiên vô cùng hiệu quả cho quá trình phục hồi xương. Thành phần dinh dưỡng trong tôm cung cấp những gì mà xương gãy cần để lành lại nhanh chóng.