Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi không? 

Tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe mà nhiều mẹ bầu mắc phải trong thai kỳ. Khi mẹ bầu mắc phải căn bệnh này, ngoài việc cần theo dõi mức đường huyết chặt chẽ. Và đặc biệt là cần chú ý đến sự ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi. Vậy liệu tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến em bé không? Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ nguy hiểm này? Bài viết sau sẽ trả lời những thắc mắc trên cho các mẹ bầu. 

Tiểu đường thai kỳ là gì? 

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng cơ thể mẹ bầu không sản xuất đủ insulin để điều chỉnh mức đường huyết trong suốt thai kỳ. Dẫn đến tình trạng mức đường huyết của mẹ bầu tăng cao. 

Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là gì?

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tiểu đường ở mẹ bầu là do sự thay đổi hormone. Làm cho có thể khó và không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết. Ngoài ra, mẹ bầu có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn nếu có các yếu tố nguy cơ khác như: 

  • Thừa cân
  • Lớn tuổi
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường

Thông thường, tình trạng rối loạn đường huyết thai kỳ thường xuất hiện vào khoảng thời gian tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Nếu thấy bản thân xuất hiện các dấu hiệu tiểu đường. Mẹ cần đến khám và tư vấn ở các cơ sở y tế ngay. Vì nếu không được kiểm soát đúng cách,  tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và bé. 

Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến em bé không? 

Một điều mà hầu hết các bà mẹ đều quan tâm đó là liệu tiểu đường khi mang thai có ảnh hưởng đến em bé không? Câu trả lời là có. Một số nguy cơ có thể xảy đến với các bé nếu mẹ không chú ý kiểm soát tình trạng tiểu đường là: 

Tăng nguy cơ thai nhi quá to 

Khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ, mức đường huyết cao trong cơ thể sẽ truyền qua thai nhi. Kích thích tuyến tụy của em bé sản sinh ra nhiều insulin, khiến thai nhi phát triển quá mức. Điều này gây khó khăn trong quá trình sinh nở. Thai phụ khó sinh có thể gặp phải các vấn đề nguy hiểm như trẻ sinh ra dễ trật khớp vai, gãy xương đòn,..

Thai nhi có nguy cơ bị hạ đường huyết sau sinh 

Thai nhi khi sinh ra, đường huyết của trẻ sẽ cao do nằm trong cơ thể mẹ. Nhưng sau khi sinh, trẻ có thể gặp phải tình trạng hạ đường huyết đột ngột. Tình trạng này xuất hiện do mức đường huyết của trẻ giảm xuống mức dưới bình thường ngay sau khi ra đời. Gây ra các triệu chứng nguy hiểm như co giật, run rẩy, tím tái,…

Tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi nếu không được kiểm soát
Tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi nếu không được kiểm soát

Tăng nguy cơ thai nhi mắc các bệnh về tim mạch và tiểu đường 

Trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị tiểu đường có nguy cơ cao mắc các bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch. Theo các nghiên cứu, các em bé này sẽ có mức đường huyết cao và cholesterol cao hơn so với người bình thường. Chính vì điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiểu đường và tim mạch khi trưởng thành, 

Làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh 

Nếu mẹ không kiểm soát tình trạng tiểu đường của bản thân trong suốt thai kỳ. Nguy cơ trẻ mắc phải các dị tật bẩm sinh là rất là cao, đặc biệt là dị tật về tim và thận. Khi mức đường huyết của mẹ thường xuyên không ổn định, còn làm tăng nguy cơ trẻ mắc các dị tật bẩm sinh ở hệ thần kinh trung ương, xương, tim mạch,.. Do đó, mẹ cần đi khám thai định kỳ để được theo dõi và có các biện pháp can thiệp kịp thời khi gặp phải chứng bệnh này.

Mẹo phòng tránh tiểu đường thai kỳ hiệu quả

Để phòng tránh những nguy cơ nguy hiểm cho mẹ và bé. Mẹ nên chủ động phòng tránh tiểu đường từ sớm. Dưới đây là một số mẹo phòng tránh tiểu đường mà mẹ có thể áp dụng: 

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng 

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mức đường huyết. Từ đó làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Mẹ cần chú ý bổ sung nhiều các thực phẩm sau đây vào chế độ ăn: 

  • Rau xanh 
  • Trái cây tươi
  • Ngũ cốc nguyên hạt 
  • Các loại hạt và đậu

Và nhớ hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, nước ngọt. Những thực phẩm này có thể làm tăng mức đường huyết cũng như tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Ăn uống lành mạnh là một cách để mẹ bầu ngăn ngừa tiểu đường
Ăn uống lành mạnh là một cách để mẹ bầu ngăn ngừa tiểu đường

Tập thể dục đều đặn và duy trì cân nặng hợp lý

Tập thể dục là cách tuyệt vời để duy trì cân nặng hợp lý và tốt cho thai nhi. Mẹ bầu có thể lựa chọn các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… Việc tập thể dục còn giúp mẹ không tăng cân quá mức. Duy trì trạng thái sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé. 

Kiểm tra chỉ số đường huyết định kỳ 

Bên cạnh thăm khám thai định kỳ, mẹ cần chú ý kiểm tra mức đường huyết thường xuyên. Việc phát hiện sớm sẽ giúp mẹ có các biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt để kiểm soát bệnh hiệu quả. 

Thư giãn tâm trí, giảm căng thẳng 

Căng thẳng trong thời gian mang thai là một trong những nguyên nhân làm tăng mức đường huyết trong cơ thể. Chính vì thế, thay vì dành thời gian lo lắng, mẹ có thể thư giãn bằng cách thiền, nghe nhạc hay đọc sách thai giáo. Tinh thần mẹ ở trạng thái tốt nhất thì mới đảm bảo cho các con phát triển toàn diện nhất được. 

Tiểu đường thai kỳ có thể gây những ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Chính vì thế, mẹ không nên lơ là mà phải luôn bảo vệ bản thân trước nguy cơ mắc bệnh. Chỉ cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý cũng như chế độ sinh hoạt lành mạnh. Mẹ hoàn toàn có thể bỏ lơ căn bệnh này. Chúc mẹ có thời gian thai kỳ thật thoải mái, khỏe mạnh.